Nguyên tắc phối chế thực phẩm trong chế biến món ăn
Có rất nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm cần thiết cho cơ thể nhưng không phải thực phẩm nào cũng đáp ứng đầy đủ cả số lượng và chất lượng dinh dưỡng theo yêu cầu. Do đó cần phải biết cách phối chế thực phẩm để có thể giữ lại chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể
Nguyên tắc phối hợp thức ăn
- Dùng một loại thực phẩm phụ để làm tăng tác dụng của thực phẩm chính.
- Kết hợp các thực phẩm sao cho chúng tăng cường được hiệu quả của nhau.
- Kết hợp các thực phẩm sao cho loại này có thể hạn chế tác hại của loại kia.
- Không dùng chung 2 loại thực phẩm kỵ nhau.
Phối hợp tăng dinh dưỡng
Biết cách phối hợp các loại thực phẩm không chỉ giúp cơ thể hấp thu các thành phần dinh dưỡng tốt nhất, làm tăng giá trị dinh dưỡng, mà còn giúp giảm các tác dụng phụ trong đó:
- Cà chua xào với trứng gà: trong trứng gà chứa nhiều đạm và các vitamin, nhưng thiếu vitamin C. Trong khi đó cà chua chứa nhiều vitamin C, vì thế nên phối hợp với nhau.
- Gan heo xào pó xôi: gan heo chứa các nguyên liệu tạo máu như sắt, acid folic, vitamin A, B12..., pó xôi cũng chứa nhiều sắt và acid folic đều có tác dụng điều trị thiếu máu.
- Thịt dê thêm gừng: thịt dê tính ấm, có tác dụng bổ dương, gừng tươi cũng có tác dụng giữ ấm, nếu phối hợp với nhau sẽ giúp chữa đau bụng do lạnh (hàn).
- Thịt gà kèm hạt dẻ: thịt gà bổ tỳ tạo máu, hạt dẻ kiện tỳ, có ích cho việc hấp thu dinh dưỡng từ gà.
- Cá tiềm với đậu hũ: đậu hũ chứa nhiều đạm, nhưng thiếu methionin, cá chứa nhiều methionin. Nếu ăn chung sẽ nâng cao giá trị dinh dưỡng về đạm.