Bảo dưỡng xe máy định kỳ và những lưu ý đặc biệt quan trọng
Bảo dưỡng xe máy định kỳ và những lưu ý đặc biệt quan trọng: Có thể nói bảo dưỡng xe máy là vô cùng cần thiết để giữ cho chiếc xe luôn vận hành êm ái. Bạn nên quan sát số km đã chạy để kiểm tra và thay mới phụ tùng tiêu hao đúng thời điểm để chiếc xe của mình luôn có được khả năng vận hành tốt nhất, Bảo dưỡng xe máy định kỳ cũng giống như công việc “chăm sóc sức khỏe” thường xuyên cho xe, giúp kịp thời phát hiện và khắc phục những hư hỏng khi còn sớm, tránh ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành của xe.
Bảo dưỡng xe máy định kỳ có thể hiểu là “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho xe. Dù là xe số hay xe tay ga, bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra các hạng mục cơ bản sau:
Thời gian thay dầu và lọc dầu phụ thuộc vào điều kiện thời tiết môi trường sống, mức độ sử dụng hay chất lượng của dầu. Ở Việt Nam, do đặc thù thời tiết vùng miền khác nhau, các nhà sản xuất xe khuyến cáo, nên thay dầu máy định kỳ theo lịch bảo dưỡng như trong sách hướng dẫn sử dụng theo xe. Nếu sử dụng xe máy trong điều kiện bình thường, sau 1.000 km đầu tiên thì buộc phải thay dầu và tiếp sau mỗi 4.000 km thay một lần. Với những xe sử dụng thường xuyên thì nên rút ngắn thời gian thay dầu. Theo một số tay thợ lành nghề ở các trung tâm sửa chữa bảo dưỡng xe máy, cần thay dầu sau mỗi từ 1.500 đến 2.000 km. Các loại nhớt xe tay ga và xe số bạn nên thay định kỳ:
+ Thay nhớt (dầu máy): Tại Việt Nam, nếu sử dụng xe máy trong điều kiện bình thường nên thay nhớt khoảng 2.000 – 3.000 km/lần. Nếu dùng xe máy trong điều kiện leo dốc hoặc liên tục tải nặng, bạn nên thay nhớt sớm hơn con số trên. Đặc biệt trong trường hợp xe bị ngập nước cần thay nhớt ngay lập tức, tránh trường hợp để nước đi vào động cơ, sẽ dẫn đến nguy cơ hỏng xe rất cao.
+ Dầu láp (dầu hộp số) trên xe ga: Đối với xe tay ga có thêm loại dầu láp (dầu hộp số) để đảm bảo bôi trơn các bánh răng. Nếu không thay dầu láp dễ dẫn đến tình trạng khô hoặc vỡ bánh răng, giảm hiệu quả truyền động. Cứ 3 lần thay dầu máy thì nên thay dầu láp 1 lần.
+ Dầu phanh & má phanh: Theo thời gian, má phanh bị mòn, mất độ bám, gây nguy hiểm. Dầu phanh cạn hoặc chứa nhiều cặn bẩn khiến việc bóp phanh không trơn tru, dễ làm hỏng pít-tông phanh. Do đó bạn cần kiểm tra và thay thế chi tiết này sau mỗi 15.000 – 20.000 km.
Kiểm tra Bugi, Lọc gió
+ Bộ phận lọc gió: Thay hàng năm hoặc khi có dấu hiệu quá bẩn. Lọc gió được xem là “lá phổi” của xe, có tác dụng lọc bụi bẩn trước khi đưa không khí vào hòa cùng xăng, tạo hỗn hợp cháy. Điều gì sẽ xảy ra nếu lọc gió quá bẩn? Khi đó, nhiên liệu phun vào không cháy hết, xe dễ bị hụt hơi và không tránh khỏi thải khói đen ra ngoài. Hàng năm hoặc sau khoảng (10.000 – 16.000 km) cần thay lọc gió 1 lần. Xe càng chạy trong khu vực không khí bị ô nhiễm càng nên thay sớm hơn. Với điều kiện hoạt động tại Việt Nam có phần khắc nghiệt và nhiều bụi bẩn. Thông thường lọc gió có tuổi thọ từ 12.000 đến 16.000 km. Tùy thuộc vào loại lọc gió của mỗi kiểu xe và điều kiện hoạt động của xe nên lịch bảo dưỡng và thay thế khác nhau. Kiểu khô làm sạch sau mỗi 4.000 km và thay thế mỗi 12.000 km. Kiểu lọc gió mút có thể vệ sinh hoặc giặt sạch, phơi khô. Kiểu giấy nhờn thì thay thế mỗi 16.000 km hoặc thường xuyên hơn. Riêng loại giấy nhờn, nhà sản xuất khuyến cáo không nên vệ sinh mà chỉ thay thế theo định kỳ.
+ Kiểm tra Bugi: Theo thời gian, đầu cực của bugi bị hao mòn, gây hiện tượng đánh lửa không đều, động cơ dễ “hụt hơi”, tốn nhiên liệu. Chủ xe nên kiểm tra và thay thế bugi định kỳ sau 8.000 – 10.000 km. Bugi cũng như nhiều bộ phận khác trên xe, cần kiểm tra và thay thế định kỳ. Theo khuyến cáo, nên thay thế sau mỗi từ 8.000 đến 10.000 km (hoặc một năm chạy xe). Dù bugi ở tiêu chuẩn nào cũng nên thay thế theo khuyến cáo. Nếu để xe chạy quá 8.000 km mà chưa thay bugi, hoặc tới khi bugi “chết”, không thể đánh lửa, khi đó không chỉ ảnh hưởng tới việc khởi động xe, mà còn gây hư hại cho những chi tiết khác trong động cơ. Thay thế bugi ở mỗi 8.000 km không chỉ giúp động cơ vận hành tốt hơn, tiết kiệm xăng hơn, mà còn tránh tình trạng xe chết máy dọc đường hay ảnh hưởng đến các linh kiện liên quan khác như ắc quy, pít-tông, ống xả khí.
Bảo dưỡng lốp xe và hệ truyền động
- + Lốp xe máy: lốp có săm thông thường và lốp không săm. Lốp có săm thì thường dùng cho những xe máy phổ thông có giá thành rẻ do ưu thế về giá và khả năng dễ dàng bơm vá khi xảy ra sự cố. Lốp không săm thường dùng cho xe ga cao cấp, vì có tính an toàn cao và không bị xuống hơi khi cán phải đinh. Nhưng lốp không săm thường có giá cao hơn nhiều.
- + Đặc biệt với xe máy sử dụng lốp không săm, tuyệt đối không nên sử dụng keo tự vá không rõ nguồn gốc. Nếu để dung dịch này tồn tại lâu trong bánh xe, sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn vành và lốp dẫn đến lốp bị mục, vành bị rỗ và ôxy hóa. Các chuyên gia khuyến cáo, nên thường xuyên kiểm tra lốp xe trước khi lái như áp suất lốp, độ mòn bất thường, nứt hoặc vết chém trên hông lốp và độ dày của bề mặt lốp. Kiểm tra định kỳ 4.000 km/lần tại các cơ sở sửa chữa bảo dưỡng. Khi thay lốp mới nên kiểm tra thông số lốp tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đề ra.
- + Dây đai, nhông, xích: kiểm tra định kỳ & thay mới khi chi tiết mòn tới giới hạn. Sau khoảng thời gian, bạn sẽ nghe những tiếng lạch cạch khi khởi động xe, xe có sức ì, không bốc khi tăng ga. Vì vậy theo khuyến cáo, nên vệ sinh dây đai định kỳ và thay mới sau mỗi 20.000 km.
Cách chăm sóc bảo dưỡng xe máy tại nhà
+ Rửa xe: Dựng chân chống đứng trên nền đất cứng, dùng vòi phun áp suất lớn và xà phòng để làm sạch xe. Sau đó, lau khô xe bằng khăn mềm. Nên dùng chất tẩy rửa có nồng độ thấp, chuyên dụng cho xe máy để tránh làm hỏng lớp sơn xe.
+ Thay linh kiện: Để xe luôn đạt mức hoạt động hiệu quả, linh kiện xe cần được thay sau mỗi 6000 – 8000 km. Những linh kiện nên được thay thế thường xuyên là lọc gió, bugi, dầu láp sau.
+ Bảo dưỡng ắc quy: Định kỳ hàng tháng, ắc quy cần được kiểm tra mức dung dịch. Các điện cực cũng cần được giữ sạch tới mức hoàn hảo để tránh bị mô-ve: làm sạch muôi, lớp trầm tích hoặc lớp oxi hóa bên ngoài. Bất cứ lúc nào máy đề yếu hoặc vài tuần không chạy xe thì đó là lúc bạn cần nạp ắc-quy.
+ Kiểm tra lốp xe và má phanh: Lốp xe cũng cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn cho người lái xe. Lốp xe quá mòn sẽ rất nguy hiểm, Thêm nữa, lốp có thể bị phồng khi quá nhiệt. Phanh là bộ phận quan trọng không thể thiếu trên mỗi chiếc xe, từ xe đạp đến xe máy và ôtô. Với xe máy, có hai hệ thống phanh gồm phanh đĩa và phanh trống. Người sử dụng nên bảo dưỡng xe định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đặc biệt là hệ thống phanh. Nên thay thế dầu phanh sau mỗi 20.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng.
+ Thay dầu nhớt: Để xe được vận hành trơn tru, dầu nhớt cho xe phải được thay định kỳ. Thông thường cứ 1000km nên thay nhớt một lần và lựa chọn loại nhớt phù hợp cho từng loại xe, không nên dùng loại dầu nhớt dành cho các loại xe máy thông thường cho xe tay ga và ngược lại.
Quy trình chăm sóc, bảo dưỡng xe máy định kỳ
Bảo dưỡng xe máy là việc làm cực kỳ quan trọng để giúp cho chiếc xe máy của bạn được lâu bền hơn, vận hành êm ái hơn, tránh được những bệnh lặt vặt. Ngoài ra bảo dưỡng xe máy cũng làm tăng thêm giá trị chiếc xe của bạn, việc nắm rõ các khoảng thời gian định kỳ để bảo dưỡng xe tuy nhiên để chắc chắn thì trước mỗi chuyến đi xa, hoặc sau mỗi lần đi qua các con đường ngập nước, bạn nên kiểm tra tổng quát một lần.
– Bước 1: Kiểm tra áp suất hơi vỏ lốp. Nếu áp suất không đủ, dễ dẫn tới hiện tượng dập bố khi chạy với tốc độ cao, khiến cho vỏ lốp hỏng hoàn toàn. Kiểm tra chống đứng, chống ngang, các gác chân đảm bảo phải được bôi trơn tốt và vững vàng.
– Bước 2: Kiểm tra tiếng động phát ra từ động cơ nhằm phát hiện các tiếng động lạ thường – biểu hiện của các hỏng hóc trong động cơ. Kiểm tra tình trạng bugi. Nếu màu nâu sẫm, động cơ hoạt động tốt; màu đen, hoặc trắng sáng cho thấy động cơ hoạt động không đạt hiệu quả tối ưu, cần phải điều chỉnh. + Kiểm tra khói thải từ động cơ: nếu khói thải màu đen, có thể nhiên liệu không cháy hết. Khói thải màu trắng, có thể nhớt lọt vào buồng đốt, những hiện tượng này đều là biểu hiện các hỏng hóc của động cơ, rất cần điều chỉnh, sửa chữa kịp thời để tránh kéo theo những hỏng hóc lớn hơn .
– Bước 3: Kiểm tra nhớt cũ và thay nhớt nhằm đảm bảo động cơ luôn được bôi trơn tốt nhất, kéo dài tuổi thọ của động cơ.
– Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện trên xe: Theo thời gian, mức độ phát điện của xe sẽ giảm dần do sức nóng của động cơ, hoặc do các tác nhân bên ngoài như ngập nước. Việc kiểm tra nhằm bảo đảm khả năng nạp điện cho ắc quy, khả năng khởi động của động cơ, hệ thống điện đánh lửa hoạt động ở trạng thái tốt nhất, giúp duy trì khả năng tiết kiệm nhiên liệu của động cơ.
– Bước 5: Kiểm tra ắc quy nhằm bổ sung điện dịch, sạc bổ sung, quan sát các hiện tượng bất thường như điện dịch bị rò rỉ, muối đóng trên cọc bình nhằm nhanh chóng khắc phục, tránh các tác hại lớn hơn.
– Bước 6: Kiểm tra hệ thống xích truyền động. Xích là bộ phận dễ bị đất cát bám vào, dẫn tới làm mòn nhanh chóng dĩa và nhông. Kiểm tra xích đúng sẽ giúp bôi trơn kịp thời, nên cần bổ sung nhớt thường xuyên cho xích được trơn tru giúp xe chạy êm hơn.
– Bước 7: Kiểm tra khả năng truyền động của bộ ly hợp, đây là bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của xe.
– Bước 8: Kiểm tra hệ thống phanh xe. Sau một thời gian sử dụng, cần vệ sinh bên trong đùm xe để tránh bụi bám quá dày, giảm hiệu quả khi phanh. Hệ thống bạc đạn cũng cần được kiểm tra thường xuyên, bổ sung mỡ bôi trơn phù hợp khi cần thiết.
– Bước 9: Kiểm tra và vệ sinh bình xăng con nhằm làm sạch các tạp chất bám trong bình xăng con, việc để các tạp chất bám vào bình xăng con không những làm xe hao xăng mà cũng làm giảm năng suất của xe ảnh hưởng tới việc vận hành của bạn. Duy trì khả năng chế hòa khí tối ưu, góp phần không nhỏ trong việc giảm lượng nhiên liệu tiêu hao. Cần kiểm tra và vệ sinh bình xăng lớn để tránh hiện tượng đọng nước trong bình lâu ngày có thể dẫn tới bình xăng bị lủng do gỉ sét. Vệ sinh hệ thống lọc gió, đảm bảo khả năng cung cấp đủ không khí cho động cơ, giúp động cơ ít tiêu hao nhiên liệu hơn cũng như đỡ nóng máy ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ.
– Bước 10: Kiểm tra và chống sét ở niềng xe trước sau, sườn xe máy, tránh hiện tượng mục sườn rất nguy hiểm, có những tai nạn xảy ra vì sườn hoặc niền xe bị mục không chịu nổi được được tác động mạnh khi vận hàng cực kỳ nguy hiểm. Bước này nên thực hiện ngay sau khi mùa mưa mới bắt đầu hoặc vừa kết thúc. Kiểm tra hệ thống tay lái cổ lái của xe, phòng khi bị lỏng, bạc đạn bị vỡ, dễ dẫn tới nhiều sự cố nguy hiểm khi đi với tốc độ cao và phải xử lý những tình huống cua gấp hoặc đường xấu.