BÉ BỊ TRÀNG HOA QUẤN CỔ CÓ THÔNG MINH ...???
Quan niệm dân gian cho rằng bé bị tràng hoa quấn cổ sẽ rất thông minh và lanh lợi sau này. Điều đó có đúng hay không?
Em bé nằm trong bụng mẹ sẽ nhận được dưỡng khí và chất dinh dưỡng từ mẹ thông qua dây rốn. Từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, thai nhi đã có thể xoay chuyển trong bụng mẹ. Có một số trường hợp do em bé chuyển tư thế nằm làm cho dây rau quấn quanh người bé, đặc biệt nguy hiểm hơn là quấn quanh cổ. Tình trạng này gọi là dây rốn quấn cổ, dân gian còn gọi là tràng hoa quấn cổ.
Đây là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian bé nhỏ là tử cung của mẹ.
Nguy cơ khi bé bị tràng hoa quấn cổ
Bé bị dây rốn quấn quá chặt sẽ thiếu oxy, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và máu từ mẹ để nuôi dưỡng thai. Khi ra đời trẻ có thể bị thiếu máu hoặc nhẹ cân.
Trong quá trình chuyển dạ, nếu bé bị dây rốn quấn quá chặt nhiều vòng quanh cổ sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là khi cơn đau đẻ càng kéo dài thì nguy cơ tử vong của bé càng cao.
Cách phát hiện tràng hoa quấn cổ
Chỉ có thể phát hiện tràng hoa quấn cổ qua hình ảnh siêu âm. Một số thai phụ xuất hiện ở tháng thứ 5 - 6, nhưng thông thường xuất hiện nhiều và rõ ràng vào 3 tháng cuối thai kỳ. Qua màn hình siêu âm bác sĩ sẽ nhìn ra được em bé có bị tràng hoa quấn cổ hay không và bị quấn mấy vòng, có trong tình trạng nguy hiểm hay không.
Việc thai máy bất thường cũng có thể là dấu hiệu của tràng hoa quấn cổ. Những trường hợp bị dây rau quấn chặt, khiến thai bị thiếu ôxy, khó thở, thai sẽ đạp và quậy nhiều hơn để "cảnh báo" cho mẹ.
Nếu em bé bị dây rốn quấn thì không có cách nào can thiệp được. Tuy nhiên thai phụ cũng đừng nên quá lo lắng, nếu quá khó chịu bé sẽ ngừng thay đổi tư thế, hoặc cũng có thể dây rốn sẽ tự tuột ra khi bé cử động. Trong trường hợp nếu không nguy hiểm, bác sĩ sẽ vẫn cho thai phụ đẻ thường và phải được theo dõi tim thai thường xuyên.
Với những trường hợp nguy hiểm hơn, như bé bị thắt cổ nhiều vòng, thai có dấu hiệu suy tim thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân đẻ mổ để đảm bào an toàn cho cả mẹ và con. Vì nếu đẻ thường em bé có nhiều nguy cơ nghẹt thở và tử vong.
Dây rốn quấn cổ thường không gây tổn thương cho bé vì các nhân viên y tế sẽ luôn theo dõi và xử trí kịp thời. Nếu dây rốn quấn quá chặt, em bé sẽ bị thiếu ôxy. Do đó, trong quá trình sau khi sinh về với mẹ, nếu thấy bé có các biểu hiện bất thường như: co giật, tay chân run… cần đưa bé đến cơ sở y tế để được khám kiểm tra ngay.
Làm thế nào để tránh tình trạng em bé bị tràng hoa quấn cổ
Chế độ ăn uống khoa học: Ăn đầy đủ các loại thực phẩm dinh dưỡng, tránh thuốc lá, rượu hay các loại thực phẩm gây kích thích mạnh. Tránh ăn những thực phẩm chưa được nấu chín.
Tập thể dục thích hợp: Mẹ bầu nên lựa chọn các vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội… không nên tập thể dục nặng quá sức, đồng thời cũng tránh các môn thể thao trong môi trường quá ồn ào.
Sinh hoạt điều độ: Thai phụ cần được nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya gây ra tình trạng quá căng thẳng, mệt mỏi. Nên lựa chọn những giai điệu âm nhạc nhẹ nhàng, nhịp điệu không quá mạnh, âm thanh không quá lớn, thời gian cũng không quá dài.
Tất cả những yếu tố trên nhằm tránh làm thai nhi bị kích thích quá mức, hạ thấp tỉ lệ bị dây rốn quấn cổ.
NHƯNG NÓI GÌ THÌ NÓI , TRÀNG HOA QUẤN CỔ CHẮC CHẮN SẼ CHO BÉ CÓ KHẢ NĂNG SIÊU PHÀM , ĐÓ LÀ CÓ THỂ TỰ MỌC LẠI TAY , CHÂN , ĐIỀU ĐÓ LÀ CHẮC CHẮN !