Top 5 cách giảm acid uric hiệu quả mà “cực dễ kiếm” Acid uric trong máu tăng cao dẫn đến nhiều nguy cơ xấu ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là bệnh gút. Vậy làm thế nào để giảm và kiểm soát nồng độ này trong máu? Cùng theo dõi bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn 5 cách giảm acid uric cực đơn giản, hiệu quả mà không phải ai cũng biết nhé.
1. CÁCH GIẢM ACID URIC HIỆU QUẢ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT!
Acid uric tăng cao có liên quan mật thiết đến việc ăn uống, bởi các thực phẩm có nhiều nhân purin khi đưa vào cơ thể sẽ phân hủy và chuyển hóa thành acid uric. Khi hàm lượng này trong máu tăng cao vượt quá độ bão hòa, chúng có thể kết tủa lại thành các tinh thể urat, lắng đọng ở khớp và gây ra cơn gút cấp.
Ngoài ra, acid uric tăng cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là người cao tuổi, vì lúc này acid uric sẽ kết tủa và lắng đọng ở tim mạch gây viêm mạch máu, xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, đột quỵ hoặc viêm màng ngoài tim.
Acid uric tăng cao có liên quan mật thiết đến việc ăn uống
Do đó, thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý chính là cách giúp giảm acid uric trong máu, ngăn ngừa cơn gút tái phát và duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Người bệnh gút nên hạn chế ăn thịt đỏ như: thịt bò, thịt dê, thịt lợn, thịt cừu và một số loại hải sản như: cá ngừ, tôm, sò điệp… vì những thực phẩm này có hàm lượng purin cao. Bên cạnh đó, người bệnh cũng tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp để hạ acid uric.
2. 5 CÁCH GIẢM ACID URIC HIỆU QUẢ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
2.1. Táo
Táo có chứa axit malic giúp giảm đau, trung hòa acid uric và những triệu chứng khác của bệnh gút. Bạn có thể ăn một quả táo hoặc ép thành nước để thưởng thức hằng ngày.
2.2. Cần tây
Rau cần có tính mát, chứa nhiều chất oxy hóa
Rau cần tây là một trong số những loại thực phẩm có tính mát, chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và đặc biệt là không có nhân purin. Một số chất có trong rau như: Axit phenolic, axit axetic, axit folic và flavonoid, quercetin giúp làm giảm nồng độ acid uric rất tốt. Uống nước ép rau cần hoặc chế biến các món ăn từ rau cần giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
2.3. Cây trạch tả
Cây trạch tả có rất nhiều hoạt chất giúp đào thải chất độc hiệu quả
Cây trạch tả có rất nhiều hoạt chất giúp đào thải chất độc hiệu quả như: Alismol, Alisol A, B, C, Api Alisol A, Alismoxide và Choline. Các chất này giúp bài tiết acid uric ra ngoài cơ thể, giảm cơn đau gút nhanh chóng. Một tác dụng khác của trạch tả là giúp phòng chống gan nhiễm mỡ tình trạng mà người bệnh gút dễ mắc phải.
2.4. Rau mùi
Rau mùi cũng là một trong những loại rau có thành phần giúp chống oxy hóa hữu hiệu. Rau có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu, từ đó kiểm soát bệnh hiệu quả. Vì thế, bạn nên uống nước rau mùi mỗi ngày để thuyên giảm các cơn đau do bệnh gút gây ra. Bạn có thể cho rau mùi vào cốc, sau đó cho nước sôi và chờ nguội để sử dụng.
2.5. Củ cải trắng
Củ cải trắng rất giàu vitamin C, photpho, kẽm và đặc biệt là không chứa nhân purin. Chính vì thế, đây là loại thực phẩm giúp giảm acid uric trong máu hiệu quả. Trong bữa ăn hằng ngày, bạn nên bổ sung củ cải trắng bằng cách: xào cùng xì dầu, thịt băm, cho vào món kho tàu hay nấu canh với các loại rau củ khác.
Củ cải trắng rất giàu vitamin C, photpho, kẽm và đặc biệt là không chứa nhân purin.
Bên cạnh đó, những người có hàm lượng acid uric trong máu tăng cao nên hạn chế một số loại đồ uống như: rượu, bia, đồ uống có ga. Bởi hầu hết các chất kích thích này gây trở ngại cho việc loại bỏ acid uric khỏi cơ thể. Nếu bạn đang bị cơn đau gút hành hạ, tốt nhất tránh toàn bộ các loại rượu để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bệnh nên uống nhiều nước để giúp loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, uống cà phê mỗi ngày cũng có thể giảm nguy cơ tăng acid uric trong máu.
Rất mong những thông tin chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách nhận biết và phương pháp kiểm soát hàm lượng acid uric trong cơ thể một cách an toàn và hiệu quả.