FED điều hành chính sách tiền tệ trong chu kỳ kinh tế 10 năm.
I. Quá trình "sản suất" đồng dollar của FED, cách điều hành chính sách tiền tệ truyền thống khác với các giải pháp nới lỏng định lượng (quantitative easing - QE).
1. FED in đồng dollar mới như thế nào?
- Muốn có được đồng USD mới, Chính phủ Mỹ cần phải đem trái phiếu Chính phủ hay các khoản nợ của các công ty của chính phủ liên bang và nợ của các công ty mà chính phủ bảo lãnh (agency debt, sau đây tạm gọi là nợ của các công ty tài chính liên quan chính phủ) thế chấp cho FED, lúc này "phiếu dự trữ liên bang" (Federal Reserve Note) do FED phát hành chính là đồng đôla Mỹ được in ra.
- Muốn có được đồng USD mới, các tổ chức, cá nhân đem chứng khoán kho bạc (Treasury securities) thế chấp cho FED, lúc này "phiếu dự trữ liên bang" (Federal Reserve Note) do FED phát hành chính là đồng đôla Mỹ được in ra. (Treasury Securities) là các khoản nợ chịu lãi của Chính phủ Mỹ, được phát hành bởi Kho bạc nhằm đáp ứng chi tiêu không được trang trải bằng thuế.
- Các tổ chức, cá nhân đem chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản thế chấp (MBS) bắt đầu từ năm 2009 thế chấp cho FED, lúc này "phiếu dự trữ liên bang" (Federal Reserve Note) do FED phát hành chính là đồng đôla Mỹ được in ra.
2. Chính sách tiền tệ truyền thống của FED
- FED điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu quan trọng, bao gồm tối đa hóa việc làm, ổn định giá cả và giữ lãi suất dài hạn ở mức vừa phải.
- Công cụ chính sách tiền tệ truyền thống của Fed là hướng đến lãi suất liên ngân hàng mục tiêu (mức lãi suất theo đó các ngân hàng thương mại vay và cho vay dự trữ lẫn nhau trên cơ sở qua đêm). Mức lãi suất liên ngân hàng mục tiêu được quyết định định kỳ bởi Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) và vận hành thông qua nghiệp vụ điều hành hoạt động thị trường mở bằng cách mua hay bán chứng khoán kho bạc.
- Cơ chế vận hành của chính sách tiền tệ truyền thống:
+ Fed điều chỉnh lãi suất liên ngân hàng mục tiêu nhằm tác động đến những hành vi chi tiêu có tính nhạy cảm với lãi suất, như chi tiêu đầu tư kinh doanh (nhà máy và thiết bị), chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình vào các hàng hóa tiêu dùng lâu bền, đầu tư vào nhà ở…+ Khi mức lãi suất này bắt đầu lan truyền rộng khắp nền kinh tế, sẽ kéo theo sự di chuyển của các dòng vốn quốc tế. Dòng vốn di chuyển làm thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền các nước và USD, từ đó sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
+ Với cơ chế này, chính sách tiền tệ có thể được sử dụng để thúc đẩy hoặc thu hẹp tổng cầu trong ngắn hạn của nền kinh tế Hoa Kỳ. + Trong dài hạn, chính sách tiền tệ chủ yếu tác động đến lạm phát. Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát ổn định và thấp (như mục tiêu 2% hiện nay chẳng hạn) sẽ giúp thúc đẩy sự minh bạch giá cả, từ đó củng cố vững chắc hơn cho các hoạt động kinh tế.
- Theo chính sách tiền tệ truyền thống, Fed sử dụng ba công cụ để vận hành chính sách tiền tệ:
+ Nghiệp vụ điều hành hoạt động thị trường mở: là công cụ quan trọng đầu tiên, được thực hiện bằng cách mua hay bán chứng khoán kho bạc Hoa Kỳ trên thị trường thứ cấp. Fed thực hiện nghiệp vụ mua chứng khoán này bằng một lượng tiền mới phát hành (giấy bạc của Fed – Federal Reserve notes hay USD được in ra) từ đó mở rộng tiền cơ sở dự trữ (reserve base) và tăng khả năng cho vay ra của các định chế nhận tiền gửi, kéo theo tăng tiền và tín dụng. Cơ chế diễn ra ngược lại nếu Fed bán chứng khoán ra công chúng thu tiền về.
+ Yêu cầu dự trữ: Fed có thể yêu cầu thay đổi dự trữ, đây là tỷ phần tiền gửi của khách hàng mà các ngân hàng phải giữ lại dưới dạng tiền mặt hay một khoản ký gửi ở Fed. Do vậy, yêu cầu dự trữ sẽ có tác động đến thanh khoản sẵn có trên thị trường liên ngân hàng. Tỷ lệ này thường trong khoảng 0 - 10% tổng tiền gửi nhằm đáp ứng các tài khoản giao dịch ròng của dự trữ phụ thuộc vào quy mô và loại hình tiền gửi của các ngân hàng. Tuy nhiên, loại công cụ này ít khi được sử dụng.
+ Lãi suất chiết khấu: Fed có thể thay đổi hai mức lãi suất – lãi suất tính cho người đi vay và lãi suất trả cho người gửi tiền thông qua lãi suất chiết khấu. Fed cho phép các định chế nhận tiền gửi vay trực tiếp từ Fed trên cơ sở tạm thời qua cửa sổ chiết khấu (discount window). Có nghĩa là các định chế này có thể chiết khấu với Fed một số các tài sản của chính mình nhằm tạm thời có được khoản dự trữ. Các khoản chiết khấu thường dựa trên cơ sở ngắn hạn qua đêm. Đối với những ngân hàng có được đặc quyền này sẽ bị tính phí theo một mức lãi suất được gọi là lãi suất chiết khấu (discount rate). Fed với vai trò là “người cho vay cứu cánh cuối cùng” bởi vì việc cho vay trực tiếp, từ cửa sổ chiết khấu và các phương tiện cho vay khác dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ dưới các điều kiện tài chính thông thường như hiện nay, nhưng lại là nguồn quan trọng tạo thanh khoản suốt cuộc khủng hoảng tài chính.
3. Năm 2007, Fed đã quyết định sử dụng chính sách tiền tệ phi truyền thống nhằm cung cấp các gói kích thích tiền tệ bổ sung cho nền kinh tế.
- Fed giảm lãi suất liên ngân hàng mục tiêu về 0%, báo hiệu hiện tượng một khi mức lãi suất liên ngân hàng được giảm thấp và tiến đến mức zero, các nghiệp vụ thị trường mở truyền thống không thể được sử dụng để kích thích nền kinh tế
nhiều hơn được nữa.
- Quyết định duy trì kéo dài một mức lãi suất mục tiêu gần zero là chưa có tiền lệ. Ngày 16-12-2008, FED giảm lãi suất về 0 - 0,25%, đây là mức thấp nhất trong lịch sử điều hành của FED từ năm 1913
- Trong suốt thời kỳ lãi suất duy trì ở mức giới hạn zero kể từ sau năm 2007, Fed đã chuyển sang các giải pháp kích thích tiền tệ phi truyền thống bằng cách dùng ba gói nới lỏng định lượng (QE) để mua lại tài sản quy mô lớn, bao gồm chứng khoán kho bạc, các khoản nợ của các công ty của chính phủ liên bang và nợ của các công ty mà chính phủ bảo lãnh và chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản thế chấp (MBS) bắt đầu từ năm 2009.
II. Fed điều hành chính sách tiền tệ như thế nào trong chu kỳ kinh tế 10 năm
- Fed điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc thay đổi cung tiền và các điều kiện tín dụng trên bình diện nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu của Quốc hội đề ra, chủ yếu hướng đến ổn định giá cả (Lạm phát mục tiêu 2%) và tối đa hóa việc làm mang tính bền
vững.
- Như nhiều nền kinh tế thị trường khác, kỳ vọng của các hộ gia đình với vai trò là người tiêu dùng và các doanh nghiệp với vai trò là người đầu tư hàng hóa vốn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi tiêu của nền kinh tế Hoa Kỳ, bởi vì các kỳ vọng này có tác động không nhỏ đến cách thức hành xử của Fed, nên bản thân định nghĩa của chính sách tiền tệ theo nghĩa rộng bao gồm nhiều hoạt động hơn, như là các mệnh lệnh định hướng, các chính sách, các tuyên bố, các dự báo kinh tế…
- Mỗi công cụ chính sách tiền tệ vận hành thông qua việc tác động làm thay đổi mức thanh khoản tổng thể của hệ thống ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến lượng tài sản mà các định chế này có thể có được. Các tài sản này thường được gọi là tín dụng (credit) vì chúng thể hiện các khoản cho vay mà các định chế này thực hiện đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình…
- Chính sách tiền tệ của Fed được định nghĩa như là những hoạt động mà Fed thực hiện nhằm tác động đến Sự sẵn có và Chi phí của tiền và tín dụng. Có hai cách đo lường vị thế của chính sách tiền tệ.
+ Thứ nhất, nếu nhìn vào Chi phí của tiền và
tín dụng, chính sách tiền tệ được đo bởi mức lãi suất so với lạm phát (hay kỳ vọng lạm phát). Được áp dụng trong giai đoạn kinh tế Hoa Kỳ lạm phát và ở đỉnh
+ Thứ hai, nếu nhìn vào Sự sẵn có, thì chính sách tiền tệ đo qua mức tăng trưởng tiền và tín dụng. Được áp dụng trong giai đoạn kinh tế ở đáy, kinh tế giảm phát, thoát suy thoát, tăng trưởng bền vững.
Do vậy, căn cứ vào 2 cách đo lường trên chúng ta sẽ nhìn vào hoặc là các mức lãi suất hoặc là tốc độ tăng trưởng của cung tiền và tín dụng để có thể kết luận về vị thế hiện hành của chính sách tiền tệ là chính sách tiền tệ đang nới lỏng (kích thích nền kinh tế), hay đang thắt chặt (làm chậm đi hoạt động kinh tế), hay đang có tính trung lập.
1. Chu kỳ kinh tế Hoa Kỳ từ năm 2007-2018
a. Đáy khủng hoảng kinh tế từ năm 2007-2010
- Chính sách tiền tệ thực hiện nhằm tác động đến SỰ SẴN CÓ của tiền và tín dụng đo lường bằng tăng trưởng tiền và tín dụng trong nền kinh tế. Vị thế của chính sách tiền tệ đang nới lỏng (kích thích nền kinh tế).
- Từ tháng 9/2007, mức lãi suất liên ngân hàng mục tiêu của Fed
đã giảm từ 5,25% xuống còn khoảng 0 - 0,25% vào tháng 12/2008 - gọi là “Ngưỡng giới hạn zero” (zero lower bound).
- FED bơm tiền qua gọi QE1 từ tháng 11-2008 đến tháng 3-2010.
b. Kinh tế lạm phát cao năm 2011 ở mức 3,16%
- Năm 2011, lạm phát Hoa Kỳ là 3,16% và năm 2012 giảm còn 2,07%
- FED bơm tiền qua gọi QE2 từ tháng 11-2010 đến tháng 6-2011
- Vì lạm phát cao nên chấm dứt gói QE1 và QE2
- Chính sách tiền tệ thực hiện nhằm tác động đến CHI PHÍ của tiền và tín dụng, chính sách tiền tệ được đo bởi mức lãi suất so với lạm phát (hay kỳ vọng lạm phát). Vị thế của chính sách tiền tệ đang thắt chặt (chống lạm phát)
- Vì lạm phát ở mức 3,16% chấp nhận được, GDP năm 2011 chỉ tăng có 1,55%, FED muốn GDP tăng lên 3% năm 2015 nên muốn tung thêm gói QE3 do đó giai đoạn này ko cần tăng lãi suất liên ngân hàng mục tiêu mà vẫn giữ 0 - 0,25%.
c. Kinh tế giảm phát năm 2013
- Chính sách tiền tệ thực hiện nhằm tác động đến SỰ SẴN CÓ của tiền và tín dụng đo lường bằng tăng trưởng tiền và tín dụng trong nền kinh tế. Vị thế của chính sách tiền tệ đang nới lỏng (kích thích nền kinh tế)
- FED bơm tiền qua gọi QE3 từ tháng 9-2012 đến tháng 10-2014.
d. Kinh tế thoát suy thoái năm 2014
- Chính sách tiền tệ thực hiện nhằm tác động đến SỰ SẴN CÓ của tiền và tín dụng đo lường bằng tăng trưởng tiền và tín dụng trong nền kinh tế. Vị thế của chính sách tiền tệ đang nới lỏng (kích thích nền kinh tế)
- Trên cơ sở tăng trưởng kinh tế cải thiện rõ nét, tại cuộc họp chính sách ngày 29-10-2014, Fed đã chính thức tuyên bố kết thúc QE từ tháng 11-2014 theo lộ trình đã đề ra.
e. Kinh tế phát triển bền vững từ năm 2015-2017
- Lạm phát năm 2015 của Hoa Kỳ âm 0,12%
- Ngày 16/12/2015, FED đã quyết định tăng lãi suất dự trữ liên bang từ mức mục tiêu 0 - 0,25% lên mức 0,25 - 0,5%
- Vị thế của chính sách tiền tệ có tính trung lập vì lạm phát ở mức âm và ở mức mục tiêu nhỏ hơn 2%.
f. Kinh tế ở đỉnh năm 2018
- Ngày 19/12/2018, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất chính sách thêm 0,25% lên 2,25-2,5%
- Ngày 01/08/2019, FED hạ lãi suất cho vay xuống còn 2 - 2,25%.
- Chính sách tiền tệ thực hiện nhằm tác động đến CHI PHÍ của tiền và tín dụng, chính sách tiền tệ được đo bởi mức lãi suất so với lạm phát (hay kỳ vọng lạm phát). Vị thế của chính sách tiền tệ đang thắt chặt (chống lạm phát).
2. Chu kỳ kinh tế Hoa Kỳ từ năm 2019-2029
a. Đáy khủng hoảng kinh tế từ năm 2019-2021
- Chính sách tiền tệ thực hiện nhằm tác động đến SỰ SẴN CÓ của tiền và tín dụng đo lường bằng tăng trưởng tiền và tín dụng trong nền kinh tế. Vị thế của chính sách tiền tệ đang nới lỏng (kích thích nền kinh tế)
- Ngày 16-3-2020, FED đã giảm lãi suất xuống biên độ mục tiêu từ 0%-0,25%.
- Quốc hội Mỹ thông qua gói kích thích 2,300 tỷ USD trong tháng 3-2020
- FED cũng giữ lãi suất thấp kỷ lục và bơm thêm 900 tỷ USD ra thị trường.
b. Kinh tế lạm phát năm 2021-2022
- Năm 2022, tỷ lệ lạm phát trung bình đạt 8% - mức lạm phát hằng năm cao nhất kể từ năm 1981.
- Ngày 16/3/2022, Fed đã quyết định nâng lãi suất cơ bản lên 0,25-0,5%.
- FED tăng lãi suất lên 5,25 - 5,5% vào tháng 7-2023
- Chính sách tiền tệ thực hiện nhằm tác động đến CHI PHÍ của tiền và tín dụng, chính sách tiền tệ được đo bởi mức lãi suất so với lạm phát (hay kỳ vọng lạm phát). Vị thế của chính sách tiền tệ đang thắt chặt (chống lạm phát).
c. Kinh tế giảm phát năm 2023.
- Chính sách tiền tệ thực hiện nhằm tác động đến SỰ SẴN CÓ của tiền và tín dụng đo lường bằng tăng trưởng tiền và tín dụng trong nền kinh tế. Vị thế của chính sách tiền tệ đang nới lỏng (kích thích nền kinh tế).
- Mặc dù lãi suất liên ngân hàng mục tiêu là 5,25-5,5% từ tháng 7-2023 đến năm 2024 nhưng FED vẫn bơm tiền ra ngoài thị trường thông qua nghiệp vụ điều hành hoạt động thị trường mở bằng cách mua hay bán chứng khoán kho bạc, trái phiếu chính phủ, chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản thế chấp (MBS).
d. Kinh tế thoát suy thoái từ năm 2024-2025
- FED bắt đầu hạ lãi suất từ 5,5% xuống vào năm 2024-2025
- FED tiếp tục bơm USD thông qua nghiệp vụ thị trưởng mở (chính sách tiền tệ nới lỏng).
e. Kinh tế phát triển bền vững từ năm 2026-2028
- FED giảm lãi suất về 2- 2,25% vào năm 2027 và duy trì đến năm 2029
- FED tiếp tục bơm USD thông qua nghiệp vụ thị trưởng mở (chính sách tiền tệ nới lỏng).
f. Kinh tế ở đỉnh năm 2029
- Năm 2029, FED bắt đầu tăng lãi suất lần đầu từ 2,25% lên 2,5%
- Chứng khoán giảm mạnh, khủng hoảng kinh tế bắt đầu.