Tìm kiếm việc làm
Từ khóa
Lĩnh vực
Khu vực
Trình độ
Tìm kiếm
Thành viên đăng nhập
Thống kê website

Đang trực tuyến

1

Lượt truy cập

931517

Lá cây Chay
» Kiến thức về sức khỏe
Đăng lúc 08:57 09/01/2015 bởi Super Administrator
Lá cây Chay
 

Theo kinh nghiệm dân gian: Lá Chay được thu hái phơi khô (quanh năm) để chữa bệnh đau lưng, mỏi gối, phong tê thấp. nhược cơ... dưới dạng thuốc sắc, dùng độc vị hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Cây Chay còn có tên Chay ăn trầu, Chay vỏ tía, Chay Bắc Bộ. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A chev, họ Dâu tằm (Moraceae). Cây Chay là loại cây gỗ, cao 10 m - 15 m. Thân nhẵn, thẳng, phân nhiều cành. Cành non có lông nhung màu nâu nhạt, cành già màu xám. Lá mọc so le, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông trên những đường gân. Phiến lá to hình trái xoan hay bầu dục thon, dài 1,5 cm - 2 cm. Hoa đơn độc ở kẽ lá, trên cùng một cây có hoa đực và hoa cái. Quả phức, khi chín mềm có màu vàng; thịt quả màu hồng, vị chua, hơi ngọt; hạt to (như hạt lạc nhỏ), màu hồng nhạt, rang ăn rất ngon. Mùa hoa: tháng 3 - 4, mùa quả: tháng 7 - 9. Cây càng hái lá thì lá lại ra rất nhanh.

Cây Chay mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, còn được trồng để ăn quả và lấy vỏ rễ ăn trầu.

Cây Chay đã được nghiên cứu như sau:

Lá Chay được chiết bằng nước, làm bột mịn bằng phương pháp sấy phun sương, đóng viên nhộng 400 mg để thử độc tính, thử lâm sàng đối chiếu với cyclosporin A.

Thử độc tính, thấy không độc, có tác dụng tốt cho quá trình sinh trưởng của động vật thí nghiệm.

Thử lâm sàng, bệnh nhược cơ: 31 bệnh nhân uống viên nhộng lá Chay, 92% bệnh nhân khỏi bệnh. Đối chứng với số bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp cắt bỏ tuyến ức chỉ đạt 75%. Bệnh nhân điều trị bằng prednisolon chỉ đạt 88%.

Trong 2 năm 1998 và 1999, Viện Hóa học đã xác định được cấu trúc hóa học của 6 chất triterpenoid trong đó có 4 chất ít thấy trong tự nhiên và đã thử hoạt tính sinh học các phân đoạn tách từ dịch chiết lá Chay đối chứng với cyclosporin A, cho kết quả:

Tác dụng ức chế miễn dịch trên gà đã gây suy giảm miễn dịch bằng virus Gumboro, dịch chiết lá Chay tương đương cyclosporin A.

Khi tăng liều: cyclosporin A: tăng độc tính, dịch chiết lá Chay: không có độc tính.

Kết luận: dịch chiết lá Chay có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch tương đương cyclosporin A, nhưng an toàn không độc cyclosporin A.

Theo Thuốc và Sức khỏe
 

Bộ phận dùng của cây chay: Quả, rễ - Fructus et Radix Artocarpi Tonkinensis.

Nơi sống và thu hái: Cây chay mọc tự nhiên ở rừng thứ sinh một số tỉnh miền Bắc (Hà Giang, Hà Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An...) và cũng được trồng để lấy quả ăn và vỏ dùng ăn trầu. Quả và rễ cũng được dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học: Vỏ rễ cây chay chứa nhiều tanin.

Tính vị, tác dụng: Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm. Rễ chay có vị chát, cũng có tác dụng làm se.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả chay chín có thể dùng ăn sống, nấu canh chua, có thể phơi khô cất dành để nấu canh. Người ta dùng quả chay để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, hoặc dạ dày thiếu toan, kém ăn, dùng quả chay ăn hoặc ép lấy nước uống. Nếu không có quả chay tươi thì dùng 30-60g quả chay khô hay rễ chay sắc uống. Rễ chay, chủ yếu là vỏ rễ dùng ăn với trầu cau. Thường được dùng chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối và chữa rong kinh, bạch đới; còn dùng làm chắc chân răng. Liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc có sử dụng cây chay:

1. Tê thấp đau lưng, mỏi gối, dùng lá và rễ Chay 20g, Thổ phục linh 15g, Thiên niên kiện 16g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

2. Rong kinh, bạch đới: Rễ Chay, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 50-60g, sắc nước uống.

Copyright 2014, Bản quyền thuộc Công ty TNHH Cộng Đồng Việt Thịnh Phát

Địa chỉ: Số 134 - 135 Đường Hùng Vương, TP. Phan Thiết, Bình Thuận
Điện thoại: 0913.17.1788 - Hotline: 0123.588.2588
Email: quocvietsnvbt@gmail.com
Website: everythingbinhthuan.com